Sắp về hưu thì cho ra nước ngoài… học hỏi

28th Tháng Ba 2016
| 910 views

Nhìn vào lối chi tiêu kiểu “đền đáp” cán bộ về hưu, liệu chúng ta có thấy mối liên quan nào với chuyện hết tiền tiêu tại một số địa phương?

Thông tin 31 quan chức tỉnh Bình Phước, trong đó có nhiều người sắp về hưu hoặc chuyên môn Xo so An Giang không dính dáng chuẩn bị đi Canada học làm sổ xố bằng tiền ngân sách cùng với thông tin một số địa phương hết tiền tiêu đang khiến dư luận bức xúc.

Đi học rồi… về hưu

Hồi đầu tháng 11/2015, dư luận xôn xao vì trong đoàn công tác xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tại 3 nước của Đà Nẵng không có đại diện các sở chuyên ngành, vậy mà lại xuất hiện cả… tài xế của nguyên bí thư thành ủy (hiện là Chủ tịch HĐND TP. Đà Nẵng) Trần Thọ.

Ngày 9/11, UBND tỉnh Tiền Giang cũng cử cán bộ đi nước ngoài học tập kinh nghiệm xây dựng các công trình chống nước biển dâng, chống ngập… tại Hà Lan và Nga. Hầu hết là mấy vị lãnh đạo sắp về hưu hoặc không phải chuyên gia hay cơ quan chuyên môn

Tiền Giang là tỉnh đã tổ chức cho các cán bộ, trong đó có cả những người sắp về hưu, đi học tập kinh nghiệm làm sổ xố tại Mỹ hồi tháng 12/2014. Phát biểu trên báo chí, bà Trần Kim Mai, nguyên phó chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, nguyên chủ tịch hội đồng giám sát xo so tỉnh Tiền Giang giãi bày, kinh phí đài thọ là nguồn phúc lợi của công ty sổ xố tỉnh nhà để mời những người có nhiều đóng góp cho địa phương nhưng chưa một lần được đi nước ngoài, nay đi cùng như là một sự san sẻ, đền đáp…

Tranh minh họa
Tranh minh họa: Tuổi trẻ

Những chuyện này thoạt nghe có vẻ bất ngờ xsst, nhưng từ lâu ở nhiều cơ quan, ban ngành nhà nước đã có lệ “đền đáp” cán bộ sắp về hưu như vậy. Trong khi nhiều cán bộ trẻ, năng lực đang độ sung mãn mong được đi học hỏi để áp dụng vào công việc thì chẳng có cách nào đi được.

Bao giờ học thật để làm thật?

GS Trần Văn Thọ, Đại học Waseda, Tokyo, Nhật Bản từng kể, Ikeda Hayato, thủ tướng Nhật Bản giai đoạn 1960 –1964 lúc còn là Bộ trưởng Tài chính đã dẫn một đoàn công du sang Washington. Lo lắng về tình hình kinh tế Nhật Bản khi ấy còn nhiều khó khăn, nên ở Mỹ, Ikeda đã cho nhân viên thuê khách sạn 3 sao (lúc đó giá 7 đô la Mỹ một ngày) và để tiết kiệm hơn nữa, hai, ba người ở chung một phòng.

Nước Nhật vào thập niên 1950 nếu không có cơ chế cho sự xuất hiện của những “anh hùng” như đã thấy, thì có lẽ hiện nay Nhật vẫn chỉ là nước có thu nhập trung bình”, GS Trần Văn Thọ bình luận.

Một chuyên gia nhận xét, thời đại nào cũng vậy, chỉ một thời gian ngắn khi tiếp thu “những cái nhất”, Nhật Bản đã đuổi kịp các nước tiên tiến nhất và xây dựng Nhật Bản thành quốc gia tiên tiến nhất của của thời đại đó.

Ví dụ, vào thế kỷ 19, chính quyền Minh Trị đã tiến hành nhiều biện pháp để nhanh chóng tiếp thu văn minh thế giới.

Năm 1871, Thiên hoàng Minh Trị cử một sứ đoàn đi sứ các nước phương Tây, mà một trong những nhiệm vụ quan trọng là khảo sát xem cần phải học cái gì ở nước nào nhằm giúp Nhật Bản phát triển nhanh chóng. Sau khi khảo sát cụ thể các nước phương Tây như Mỹ, Anh, Pháp, Nga,… nhìn nhận điểm mạnh – yếu từng nước, sứ đoàn đã đề xuất cụ thể các phương sách có hiệu quả để tiếp nhận văn minh phương Tây.

Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, bị bại trận, đất nước bị tàn phá nặng nề, Nhật Bản phải tiến hành cuộc “duy tân lần thứ 2”. Họ đã tiếp thu nền văn minh Mỹ để hiện đại hóa.

Chẳng hạn, sau chiến tranh, gần như thành lệ SXBD, con đường tiến thân của một nhà khoa học ở Nhật là phải có kinh nghiệm lưu học ở các trường danh tiếng của Mỹ. Cụ thể là, học đại học, sau đại học ở Nhật, chưa lấy bằng tiến sĩ, sang thực tập ở một trường danh tiếng của Mỹ, trở về Nhật lấy bằng tiến sĩ và làm giảng viên đại học. Bằng con đường như vậy, Nhật Bản đã học tập, thậm chí là nắm bắt được những thành tựu khoa học mới nhất của thế giới.

Có thể nói chính vì học thật, làm thật, học hỏi vì khát vọng xây dựng nước Nhật tiên tiến, giàu mạnh nên Nhật Bản mới có ngày hôm nay.

Nhìn lại ta, trong lúc câu chuyện lấy tiền thuế của dân để đi “học hỏi” như một món phúc lợi chưa hết nóng, dư luận vừa thêm một phen choáng váng khi Thành ủy TP Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) cho biết “hết tiền hoạt động”, còn UBND TP Cà Mau (tỉnh Cà Mau) thì đã thành con nợ bởi liên tục phải ứng trước để chi tiêu.

Cho nên, người dân đang đợi câu trả lời: Lối chi tiêu kiểu “đền đáp” cán bộ về hưu, có mối liên quan nào việc một số địa phương cạn kiệt ngân sách.