Với 10 nghìn đồng, bạn sẽ mua 1 vé xổ số hay đánh 1 con đề?
>>> Cập nhật xsmn chính xác nhất
Sắp tới kỳ nghỉ lễ, hai vợ chồng tôi có đi siêu thị AEON Mall mua đồ. Sau khi thanh toán tiền, tôi nhận lại một bảng kê, trong đó liệt kê tất cả các loại hàng hóa đã mua cùng với giá cả tương ứng với mỗi mặt hàng. Tuy nhiên, tôi chú ý ở cuối bảng kê có ghi rõ tổng số tiền bao gồm cả thuế VAT mà tôi phải trả. Theo đó là một dòng chữ “Phiếu mua hàng chỉ có giá trị xuất hóa đơn GTGT trong ngày”.
Với tâm lý ngại lằng nhằng, vợ thì đang kêu đau chân và nói là lấy hóa đơn về làm gì mất công đổ rác, thế là hai vợ chồng quay gót ra về.
Về tới nhà, tôi tự hỏi không biết có bao nhiêu người “ngại” như mình. Nếu như mình không lấy hóa đơn thì siêu thị sẽ thế nào? Họ sẽ có lợi rất nhiều: vừa được thu thuế VAT; vừa trốn được thuế nhà nước (do đầu vào lớn hơn đầu ra, kể cả đã có kiểm kê kho).
Mình đã gián tiếp gây hại cho đất nước do khi nhà nước không thu được thuế, họ có thể sẽ sinh ra các khoản thu, các loại thuế phí để có kinh phí vận hành bộ máy, trả nợ công và xây dựng cơ sở hạ tầng. Ví dụ như tăng phí cầu đường, tăng viện phí, tăng học phí, tăng giá điện, nước, ga, xăng…
Ngoài ra mình còn gián tiếp làm giàu cho nước ngoài (AEON Mall là siêu thị của Nhật). Vậy phải làm thế nào để nhà nước thu được thuế, từ đó giảm các loại thuế, phí, tăng phúc lợi xã hội?
Việt Nam hãy thử học siêu thị nước ngoài
Tôi đã nghĩ tới hóa đơn điện tử. Với những ưu điểm vượt trội như nhanh chóng, tiện lợi, kiểm soát tốt, hóa đơn điện tử đang được các nước phát triển sử dụng rộng rãi trong các siêu thị, cửa hàng tạp hóa điển hình như Nhật Bản, Đài Loan…
Trong quá trình học tập trước đây tại Đài Loan, tôi đã tự mình trải nghiệm nên xin được giới thiệu tới bạn đọc loại hóa đơn này. Có ba thông tin chính trong đó: một là số may mắn, hai là mã số thuế, ba là mã code.
Số may mắn giống với ket qua xo so mien bac của mình, chính phủ sẽ quay số hai tháng một lần, người dân sẽ lên trang mạng của chính phủ để so kết quả. Tất cả có 8 giải chính: giải đặc biệt (special prize); giải lớn (grand prize); giải nhất (first prize); giải nhì (second prize); giải ba, bốn, năm, sáu và một giải phụ (additional sixth prize).Giải thưởng cao nhất lên tới 10 triệu NT$ tương đương với gần 7 tỷ đồng.
Như vậy có hai lợi ích: một là kích cầu tiêu dùng; hai là tạo ra động lực cho người tiêu dùng thu nhận hóa đơn từ đó nhà nước thu được thuế. Nếu áp dụng vào Việt Nam, cũng sẽ thu được hai lợi ích trên, thậm chí là còn có một số lợi ích khác.
Xổ số thuế
Ví dụ khi bạn còn 10 nghìn đồng trong túi, bạn sẽ làm gì? Mua 1 vé xổ số hay đánh 1 con đề, con lô? Không, tôi tin rằng bạn sẽ mang ra cửa hàng gần nhất, mua một đồ gì đó để ăn và nhận về 1 tờ hóa đơn có ghi số may mắn để cuối tháng so kết quả.
Như vậy đã kích cầu tiêu dùng và đồng thời cũng giảm các tệ nạn lô tô trong một số bộ phận quần chúng. Trong trường hợp mà người bán hàng không đưa hóa đơn đó cho bạn, chắc chắn rằng bạn sẽ đòi, vì biết đâu bạn may mắn trúng 7 tỷ đồng thì sao. Do đó, người bán hàng đã không trốn được thuế và nhà nước đã thu được thuế.
Nhận giải thưởng cũng rất là dễ dàng: chỉ cần khai đầy đủ thông tin cá nhân vào mặt sau, đi tới bất kỳ một ngân hàng bưu điện nào ở gần đó, bạn đều có thể nhận thưởng ngay lập tức. Nếu bạn là người không tin vào may mắn trời cho, thì đã có hòm từ thiện đặt ở gần đó, bạn chỉ cần nhét vào đó, thế là xong. Cuối tháng sẽ có người gom chúng lại, so kết quả, nhận giải, rồi chuyển tới nơi cần sự giúp đỡ. Như vậy bạn đã trực tiếp làm được một việc tốt, mà bạn không ngờ tới. Ở nước ngoài, thay vì các hòm đựng tiền lẻ 500, 1.000 đồng, họ để hòm đựng hóa đơn may mắn đó.
Thông tin quan trọng thứ hai là mã số thuế. Đối với khách lẻ, họ cung cấp một mã khách vãng lai, không cần phải khai báo họ tên, hay bất cứ một thông tin gì. Chỉ cần bạn mua hàng, họ sẽ xuất hóa đơn, tạo sự thuận lợi, thoải mái cho người mua hàng. Đối với doanh nghiệp, bạn chỉ cần khai báo mã số thuế của doanh nghiệp, họ sẽ nhập vào mục mã số thuế (thay cho mã khách vãng lai), vậy là xong. In hóa đơn trong một nốt nhạc, bạn mang về cho công ty luôn. Như vậy cửa hàng cũng không cần phải có kế toán để ghi hóa đơn, rồi lằng nhằng một số thủ tục khác.
Ở nước ta, các cửa hàng bán lẻ thì làm gì có kế toán, nếu áp dụng hình thức hóa đơn điện tử, cũng sẽ không gây phiền phức cho người kinh doanh. Doanh nghiệp cũng sẽ tinh giản được bộ máy do không cần người chuyên ghi hóa đơn, và kiểm soát tốt được bộ máy và vận hành nó trơn tru hơn do mọi thông tin đã được lưu trữ sẵn trong máy. Tới lúc nộp thuế, kiểm toán cũng sẽ nhẹ nhàng hơn.
Thông tin quan trọng thứ ba là mã code (QR code hoặc mã vạch). Chỉ cần quét mã là khách hàng sẽ biết được chi tiết nội dung mua bán: danh sách các món đồ đã mua, tương ứng với số tiền phải trả. Như vậy có thể thấy được lợi ích tối quan trọng là giảm thiểu được phiếu thu. Ngày nay điện thoại thông minh có mặt ở khắp mọi nơi, người tiêu dùng chỉ cần tải ứng dụng về, quét mã là xong.
Qua đó tiết kiệm được giấy mực: không phải xuất phiếu thu dài lê thê; tờ hóa đơn điện tử cũng chỉ bé bằng 1/10 tờ hóa đơn giá trị gia tăng ở Việt Nam. Tuy nhiên, ở Đài Loan, vẫn có một vài mẫu hóa đơn. Doanh nghiệp, cửa hàng được phép lựa chọn có kê thông tin sản phẩm ra hay không. Thông thường với siêu thị, họ in bảng kê kèm với hóa đơn luôn nhằm phục vụ khách tốt hơn. Còn với cửa hàng, họ chọn in mã code, nhằm tiết kiệm chi phí.
Qua đó có thể thấy rằng, việc áp dụng hóa đơn điện tử mang đến nhiều lợi ích cho nhà nước, doanh nghiệp, cũng như các cá nhân. Với nhà nước: kích thích tiêu dùng, thu được thuế, cắt giảm các thủ tục hành chính, giảm tệ nạn lô tô, tăng cường an ninh xã hội…
Với doanh nghiệp, giúp quản trị bộ máy tốt hơn, thuận lợi hơn trong khâu kê khai thuế, kiểm toán… Với cá nhân, có cơ hội may mắn thành tỷ phú; được cắt giảm các loại thuế phí, được hưởng các phúc lợi xã hội tốt hơn do nhà nước có tiền đâu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Vậy làm thế nào để áp dụng hình thức này? Hiện nay có một số các cơ quan, ban ngành như điện lực, Viettel, VNPT… đang triển khai hệ thống hóa đơn điện tử. Nhưng đó mới chỉ là ở phạm vi nhà nước và vẫn còn nhiều bất cập, thủ tục còn phức tạp: như người tiêu dùng cần phải có mật khẩu, tên login.
Tại sao chúng ta không học tập từ các nước khác mà làm? Xét thấy, chúng ta nên cử những người giỏi: có tài, có tâm và có quyền quyết định các vấn đề, sang các nước phát triển học tập để tìm hiểu kỹ hơn trước khi áp dụng. Ngoài ra, cán bộ đi học tập phải thông thạo tiếng nước bản địa: sang Nhật phải biết tiếng Nhật; sang Đài phải biết tiếng Đài; sang Mỹ phải biết tiếng Mỹ…
Để từ đó có thể tự mình trải nghiệm, tự mình tìm tòi kiến thức thực tế bên ngoài (không phải lúc nào cũng kè kè với phiên dịch, và không phải cái gì họ cũng nói cho mình hết).
Hơn hết, theo thiển ý của tôi, hình thức hóa đơn điện tử này trước hết áp dụng cho các siêu thị, nhà hàng, khách sạn, cửa hàng bán lẻ… Đối với các đối tượng kinh doanh nhỏ lẻ như bán hàng trong các chợ cóc, bán hàng rong… thì thôi.
Đôi nét về tác giả bài viết
Henry Phan là bút danh của ông Phan Cao Tài. Ông tốt nghiệp trường Đại học Xây dựng năm 2005. Sau khi ra trường, ông đã làm việc tại phòng kỹ thuật công ty Cầu 14 – Cienco 1, đến năm 2012, ông tham gia xây dựng cầu Nhật Tân – công ty Sumitomo Mitsui của Nhật Bản. Cuối năm 2013, ông học thạc sĩ theo chương trình liên kết giữa Đại học Xây dựng và Đại học Quốc gia Đài loan (National Taiwan University – ranking 76) chuyên ngành quản lý dự án. |
Henry Phan