Chấn thương cơ gân kheo: Triệu chứng, điều trị
Chấn thương cơ gân kheo là chấn thương hay xảy ra trong bóng đá, hãy cùng kqbdwap.com tìm hiểu về chấn thương này nhé!
Chấn thương cơ gân kheo là gì?
Chấn thương cơ gân kheo xảy ra khi một hoặc nhiều mô cơ tại mặt sau của đùi bị co giãn quá mức hoặc thậm chí là rách. Theo các chuyên gia, mức độ nghiêm trọng của tình trạng này được chia thành ba cấp độ khác nhau, bao gồm:
- Cấp độ 1: cơ căng cứng và có dấu hiệu rách nhưng không đáng kể
- Cấp độ 2: một phần cơ đã bị rách
- Cấp độ 3: rách cơ gân khoeo hoàn toàn, phẫu thuật có thể cần thiết
Phần lớn trường hợp, chấn thương cơ gân kheo liên quan nhiều đến những hoạt động chạy nhảy, đặc biệt là những tình trạng di chuyển với tốc độ cao ngay khi bắt đầu hoặc dừng đột ngột khi đang chạy nhanh. Mặt khác, một số người không quen với cường độ tập yoga cũng rất dễ gặp phải vấn đề này.
Triệu chứng thường gặp
Chấn thương cơ gân kheo nhẹ có thể không làm tổn thương bạn quá nhiều. Tuy nhiên, những chấn thương bóng đá nặng có thể gây đau đớn, khiến bạn không thể đi bộ hoặc thậm chí đứng. Các triệu chứng khác của chấn thương cơ gân kheo gồm:
- Đau đột ngột và nghiêm trọng khi tập thể dục, cùng với cảm giác giật lên đột ngột;
- Đau ở mặt sau của đùi và phần mông dưới khi đi bộ, thẳng chân hoặc cúi xuống;
- Nhão cơ;
- Bầm tím.
Nguyên nhân gây chấn thương
Các cơ gân kheo là một nhóm ba cơ bắp chạy dọc theo mặt sau của đùi từ hông đến ngay dưới đầu gối. Những cơ này giúp cho bạn có thể kéo dài chân thẳng phía sau cơ thể và uốn cong đầu gối. Khi bất kỳ một trong những cơ này kéo dài vượt quá giới hạn của nó trong quá trình hoạt động thể chất, chấn thương có thể xảy ra.
Phương pháp điều trị chấn thương gân kheo
Hầu hết các chấn thương gân kheo ở mức độ nhẹ đến bình thường đều có thể tự khỏi nếu như bạn chăm sóc đúng cách. Để thúc đẩy giai đoạn hồi phục chấn thương, một số phương pháp sau được các bác sĩ khuyến nghị.
- Để chân nghỉ ngơi: Trong thời gian chấn thương, bệnh nhân cần hạn chế đặt trọng lượng trên chân. Đối với những cơn đau nghiêm trọng, bệnh nhân nên dùng nạng khi di chuyển.
- Chườm đá: Bệnh nhân có thể sử dụng túi đá lạnh để chườm lên khu vực đau sưng trên cơ bị kéo. Điều này sẽ xoa dịu bớt cơn đau và khó chịu. Mỗi lần nên chườm khoảng 20 – 30 phút hoặc đến khi cơn đau đã dịu bớt.
- Dùng thuốc giảm đau – thuốc kháng viêm: Một số loại thuốc kháng viêm không chứa steroid như Ibuprofen hay Naproxen sẽ hỗ trợ giảm đau sưng. Tuy nhiên, các loại thuốc này sẽ có một số tác dụng phụ nhất định, đặc biệt là có thể làm tăng nguy cơ loét hoặc chảy máu tại vùng chấn thương. Do đó, bạn chỉ nên sử dụng thuốc trong thời gian ngắn, trừ khi có chỉ định khác từ bác sĩ.
- Tập vật lý trị liệu: Bác sĩ hoặc chuyên viên vật lý trị liệu có thể khuyến khích bệnh nhân thực hiện các bài tập kéo cơ để hỗ trợ bảo vệ cơ và chống lại các chấn thương mới.
- Phẫu thuật: Nếu như chấn thương cơ gân kheo của bạn ở mức độ nghiêm trọng, căng cơ quá mức khiến cơ bắp bị rách, bạn cần phải trải qua phẫu thuật để sửa chữa và nối lại cơ bắp.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về chấn cơ gân kheo, ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm chấn thương căng cơ háng nữa nhé!