Khó tin cuộc sống thợ hồ và bán vé số của cháu nội vua Thành Thái

31st Tháng Ba 2016
| 795 views

Hoàng tôn Bảo Tài là con trai út của hoàng tử Vĩnh Giu, cháu nội vua Thành Thái và là em ruột vua Duy Tân. Tuy nhiên, cuộc sống hiện nay của Hoàng Tôn Bảo Tài lại vô cùng khó khăn.

Nỗi đau hoàng tộc

Hẹn gặp chúng tôi vào buổi trưa tại căn nhà trọ trên đường Hoàng Hưng (KP3, P.An Lạc A, Q.Bình Tân, TP.HCM), hoàng tôn Bảo Tài (con trai út của hoàng tử Vĩnh Giu, SN 1965 tại Cần Thơ) bộc bạch: “Chỉ có giờ này mới có đầy đủ vợ chồng tôi cùng con gái ở nhà. Cháu bị bại não từ nhỏ, nên chúng tôi phải vừa thay nhau trông nom, chăm sóc cháu, vừa chạy khắp nơi làm thợ hồ, chạy xe ôm và bán vé xo so để mưu sinh”.

Vừa đỡ một bé gái từ trên xe xuống, ông bảo: “Đây là con gái tôi. Gia đình tôi vốn không ở TP.HCM, mà từ Cần Thơ đưa cháu lên đây chữa bệnh được mấy tháng nay. Cháu tên Nguyễn Phước Thanh T. (SN 2006). Trước đây, cháu bị bệnh khá nặng không thể ngồi được, chỉ nằm một chỗ. Nhưng từ khi được các thầy thuốc ở phòng mạch gần đây bấm huyệt, cháu đã đỡ nhiều”. Vừa cùng vợ đỡ con ngồi lên ghế đá, ông khẽ vuốt mái tóc con gái Thanh T.: “Nếu không vì con bé, gia đình tôi cũng không lưu lạc đến Sài Gòn này làm gì. Tôi theo di nguyên của ông cha, cố gắng sống xstd ẩn dật bình an, để một dòng dõi hoàng tộc đã mai một và trôi vào dĩ vãng”.

Rồi, ông hướng ánh mắt xa xăm và bắt đầu câu chuyện. Ông là Nguyễn Phước Bảo Tài, con trai út của hoàng tử Vĩnh Giu, con trai thứ 7 của vua Thành Thái, vị vua thứ 10 của triều nhà Nguyễn và là em ruột vua Duy Tân. Chữ lót Bảo của ông được lấy từ bài “Đế hệ thi” do vua Minh Mạng biên soạn. Bảng tên lót này chỉ dành cho con cháu của vua, những người có khả năng thành hoàng đế: “Miên Hồng Ưng Bửu Vĩnh/Bảo Quý Định Long Trường/Hiền Năng Kham Kế Thuật/Thế Thoại Quốc Gia Xương”.

Năm 1889, Thành Thái được chính quyền bảo hộ Pháp dựng lên là vua. Nhưng với tinh thần yêu nước, ông tỏ thái độ chống đối nên bị truất ngôi và lưu đày sang đảo Reunion – hòn đảo nhỏ của Ấn Độ Dương. Tại đây, cựu hoàng sống với 9 người con. Đến năm 1947, vua Thành Thái cùng gia đình được người Pháp cho về nước. Tuy nhiên, để tránh con cháu hoàng tộc tiếp tục nổi dậy, thực dân Pháp không cho vua Thành Thái cùng các hoàng tử sống chung với nhau, mà chia cắt, phân tán mỗi người một nơi.

Khó tin cuộc sống thợ hồ và bán vé số của cháu nội vua Thành Thái - Ảnh 1

Hoàng Tôn Bảo Tài cùng vợ và con mình.

Hoàng tử Vĩnh Giu (con thứ 7 của vua Thành Thái với hoàng phi Chí Lạc) lúc này bị người Pháp đưa về Cần Thơ, làm trong ngành cầu đường. Năm 1951, ông kết hôn với bà Lý Ngọc Hóa sinh ra 7 người con, Nguyễn Phước Bảo Tài là con trai út. Như vậy, ngồi trước mặt chúng tôi chính là hoàng tôn Bảo Tài. Ông có gương mặt hiền lành phúc hậu và cuộc sống rất đỗi bình dị. Xem thêm SXBD tại đây.

Ông chia sẻ, thời thế thay đổi, thì con cháu vua chúa cũng phải… “ra quét chùa”. “Kể từ bị thực dân Pháp đưa trở về Việt Nam, cha tôi rất uất hận, ông khổ tâm nhiều nên chẳng bao giờ nhắc về gia thế của mình cho anh em chúng tôi biết”. Chỉ sau này, thi thoảng hoàng tử Vĩnh Giu mới kể đôi chút về gia thế, gốc gác của mình để anh em đỡ nhầm lẫn nhau để trên đường đời có gặp cũng dễ bề nhận ra nhau.

Kể về khoảng thời gian khốn khó khi từ Pháp về sống ở Cần Thơ, hoàng tôn Bảo Tài bày tỏ: “Ngày đó, khi cha tôi mới lập nghiệp ở Cần Thơ, người Pháp luôn gây khó khăn cho cha mẹ và anh em tôi. Vì thế, ông làm rất nhiều nghề để mưu sinh. Cũng chính vậy, mà các anh em tôi không ai được học hành cao. Bản thân tôi cũng chỉ học đến lớp 9 phải bỏ học để phụ giúp gia đình. Cha tôi khá vất vả để nuôi mấy anh em tôi lớn lên, nên anh em tôi phải làm nhiều nghề để phụ cha. Đến năm 1975, cha tôi sống hẳn với nghề sửa xe đạp. Còn tôi ai thuê gì làm nấy để có tiền trang trải”.

Vật lộn mưu sinh

Xuất thân từ gia đình hoàng tộc đến năm 2005, anh em ông Bảo Tài mới được biết tới. “Lúc đó, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đến thăm gia đình chúng tôi. Chứng kiến cuộc sống vô cùng khó khăn của cha con tôi, cố Thủ tướng Kiệt rất xúc động đã can thiệp với chính quyền TP.Cần Thơ tặng cho ngôi nhà tình nghĩa và giúp đỡ công ăn việc làm cho chúng tôi. Tôi được tặng một xe gắn máy. Nhờ vậy tôi mới có điều kiện sinh sống bằng nghề xe ôm và gặp vợ tôi tên Nguyễn Thị Bích Thủy đang bán vé số, nên duyên vợ chồng. Đến năm 2007, cha tôi qua đời. Đám tang được tổ chức ấm cúng, trang trọng trong chính ngôi nhà tình nghĩa. Lúc này, con gái tôi cũng chỉ mới một tuổi và đang mặc bệnh bại não. Bây giờ nhắc lại chuyện cũ, tôi rất biết ơn cố Thủ tướng, ông Bảo Tài nhớ lại. Có thể bạn quan tâm đến xo so mien nam

   Khó tin cuộc sống thợ hồ và bán vé số của cháu nội vua Thành Thái - Ảnh 2

Di ảnh của vua Thành Thái, hoàng tử Vĩnh Giu và hoàng mẫu được hoàng tôn Bảo Tài luôn mang theo bên mình.

Hoàng tôn Bảo Tài tạm ngưng câu chuyện, rồi ông hướng ánh mắt nhìn về phía con gái Thanh T. ngây dại đang dựa đầu vào mẹ. Ông nói: “Con người rồi ai cũng sẽ già và chết đi, nhưng con gái của tôi chỉ mới có 10 tuổi. Kể từ khi sinh ra cháu đã bị bệnh bại não. Chúng tôi chạy khắp đông tây y, mong cháu được chữa trị. Theo kết quả sau nhiều lần khám bệnh, bác sỹ cho biết cháu bị liệt hệ thần kinh số 9. Trí óc rất sáng suốt, có biểu hiện thông minh, nhưng tứ chi không hoạt động được. Cháu chỉ nằm ngửa một chỗ, mọi việc khác đều phải nhờ vào sự trợ giúp từ bên ngoài”.

Bé T. gọi chính xác theo ngôi thứ hoàng tộc là công nương. Năm nay công nương Thanh T. đã 10 tuổi. Bé có làn da trắng, khuôn mặt bầu bĩnh và đôi mắt đen nhánh. Hoàng tôn Bảo Tài bày tỏ: “Chúng tôi rất ái ngại, lo lắng cho con, một khi cha mẹ không còn cháu không tự lo cho bản thân mình được là một điều bất hạnh. Vì thế, bằng mọi giá chúng tôi phải tìm cách chữa trị cho cháu. Tháng 3/2015 được nhiều người mách bảo, chúng tôi đưa cháu lên TP.HCM để tìm thầy chữa trị theo phương pháp bấm huyệt”.

Cuộc sống ở thành thị đắt đỏ, chỉ giúp gia đình ông cầm cự được ít ngày. Vì vậy, vợ chồng hoàng tôn Bảo Tài phải chạy khắp nơi làm thuê làm mướn để chữa bệnh cho con. Sau mấy tháng kiên trì, đến nay, cháu Thanh T. đã tự ngồi được. Rất may, bé chỉ bị bại liệt về phần tay chân, còn đầu óc bé vẫn rất thông minh. Bé có thể nhớ được tất cả các con số điện thoại nào mà bé nghe thấy. Ngoài ra, có thể sử dụng các loại điện thoại và máy tính một cách thành thạo.

Khi nhắc đến gia thế hoàng tộc, ánh mắt của hoàng tôn Bảo Tài không che giấu được nỗi buồn. Ông tâm sự: “Nói là gia đình hoàng tộc nhưng gia đình tôi chưa từng được một lần về Huế. Anh em, con cháu hoàng tộc giờ lưu lạc khắp nơi, nên cụm từ “gia đình hoàng tộc” đối với tôi chỉ còn là quá khứ, hình ảnh mơ hồ.

Vì thế, bây giờ, tôi chỉ mong sức khỏe của con gái tôi tiến triển tốt, cuộc sống khá lên, để gia đình tôi được một lần về Huế thắp nén nhang cho cho liệt tổ liệt tông, rồi nhìn nhận anh em họ hàng,… Mong con gái được chữa trị lành bệnh, có thể làm chủ được cuộc sống của mình. Vì đời tôi coi như xong rồi, giờ chỉ còn sống cho con, vì con thôi,…”.