Thai nhi 39 tuần tuổi – bé cưng háo hức chào đón thế giới

1st Tháng Chín 2015
| 712 views
Ở tuần 38, con yêu của mẹ đã nặng khoảng 3kg và dài hơn 50cm. Bé đã có thể nắm tay thật chặt như lần nắm tay đầu tiên của con khi vừa chào đời. Các cơ quan trong cơ thể đã phát triển khá ổn định, sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài. Nếu chưa chào đời, bé sẽ vẫn tiếp tục phát triển trong bụng mẹ cho đến tuần thứ 40, 41. Hôm nay, mẹ hãy xem thai nhi 39 tuần tuổi lớn lên như thế nào nhé!
>> nhận biết dấu hiệu chuyển dạ của bà bầu
Thai nhi 39 tuần tuổi - bé cưng háo hức chào đón thế giới
Thai nhi 39 tuần tuổi. (Ảnh minh họa)

Sự phát triển của thai nhi 39 tuần tuổi

Vậy là đã chính thức đủ ngày đủ tháng, bé yêu chắc hẳn cũng đang rất háo hức để chào đón thế giới mới rồi. Cơ thể con tiếp tục tích mỡ dưới da giúp kiểm soát thân nhiệt sau khi ra đời. Bé đã dài khoảng 50cm và nặng khoảng 3,2kg (cỡ một trái dưa hấu). Các bé trai thường nặng hơn các bé gái một chút. Những lớp biểu bì bên ngoài đang được trút bỏ và thay vào đó là lớp da non.
>> Tìm hiểu bà bầu nên ăn gì  sau khi sinh

Thai nhi 39 tuần tuổi – Cơ thể của mẹ thay đổi ra sao?

Trong mỗi lần khám thai hàng tuần, bác sĩ sẽ kiểm tra bụng mẹ để theo dõi sự phát triển và vị trí của con. Đôi khi, bác sĩ có thể khám cổ tử cung để biết rằng liệu cổ tử cung đã bắt đầu có các dấu hiệu như mềm hơn, mỏng hơn và mở rộng hay chưa. Tuy nhiên, việc kiểm tra này không thể dự đoán chính xác khi nào mẹ sẽ lâm bồn. Khi mẹ vẫn chưa trở dạ mặc dù ngày dự sinh đã qua khá xa, bác sĩ sẽ kiểm tra bào thai bằng phương pháp sonogram để đảm bảo an toàn cho mẹ khi tiếp tục nuôi dưỡng thai nhi. Nếu mẹ không có bất cứ dấu hiệu nào của sự chuyển dạ, bác sĩ sẽ kích sinh trong 1 đến 2 tuần sau ngày dự sinh hoặc cũng có thể là sớm hơn nếu cơ thể mẹ cho thấy nhiều nguy hiểm khi đợi sinh tự nhiên.
>> bí quyết giảm cân sau khi sinh của chị em
Thai nhi 39 tuần tuổi - bé cưng háo hức chào đón thế giới
Thai nhi 39 tuần tuổi – cơ thể mẹ đã chuẩn bị sẵn sàng để lâm bồn.
Trong lúc hồi hộp chờ đợi con chào đời, mẹ cũng đừng quên chú ý đến từng cử động của bé và báo ngay cho bác sĩ nếu con có dấu hiệu “đạp” ít đi. Mẹ cũng nên gọi ngay cho bác sĩ nếu thấy những dấu hiệu của sự vỡ ối. Khoảng 8% phụ nữ mang thai đến kì sinh nở bị thủng màng ối trước khi có dấu hiệu chuyển dạ. Có những trường hợp nước ối vỡ ồ ạt nhưng cũng có khi chỉ một lượng nhỏ nước ối rỉ ra. Hãy gọi cho bác sĩ ngay khi mẹ có những dấu hiệu rò rỉ nước ối nhé. Nếu vẫn chưa hề chuyển dạ thì mẹ có thể được kích sinh trong giai đoạn này.
Cơ thể mẹ sẽ thay đổi như thế nào sau khi sinh?
Dù cho quá trình lâm bồn của mẹ có nhanh và dễ dàng đến mấy thì mẹ cũng mất khá nhiều thời gian để hồi phục. Sau khi sinh, mẹ sẽ bắt đầu giảm cân nhanh chóng mặc dù rất khó để mẹ có thể lấy lại vóc dáng ban đầu. Thông thường, các bà mẹ có thể giảm khoảng 5kg sau khi sinh một em bé nặng từ 3 đến 3,5 kg do mất thêm 1 nhau thai gần 1kg và gần 1kg nước ối.
Mẹ sẽ phải xả sản dịch sau khi sinh. Sau khi con yêu chào đời, các tế bào hình thành lớp niêm mạc tử cung của mẹ sẽ bắt đầu bong ra dẫn đến hiện tượng “xả sản dịch” trong vài tuần đầu sau khi sinh. Thời gian đầu, sản dịch còn chứa máu nên xuất hiện màu đỏ tươi giống kinh nguyệt. Sau đó, chất dịch này sẽ nhạt hơn và chuyển thành màu trắng hoặc vàng khi dần mất đi.
Cảm xúc của mẹ có lẽ sẽ thay đổi liên tục. Trong những tuần đầu sau sinh, rất nhiều bà mẹ trẻ trải qua những trạng thái tình cảm khác nhau, thay đổi liên tục như lo lắng, ủ rũ, bồn chồn, dễ cáu gắt, khó ngủ…. khẩu vị của mẹ cũng thay đổi, mẹ muốn ăn nhiều hơn hoặc đôi khi cũng rất chán ăn. Những trạng thái tâm lí này sẽ không diễn ra quá lâu sau khi sinh – chỉ khoảng 1 đến 2 tuần.
Thai nhi 39 tuần tuổi - bé cưng háo hức chào đón thế giới
Mẹ nên liên lạc ngay với bác sĩ nếu:
– Có dấu hiệu chảy máu âm đạo bất thường chẳng hạn như phải thay nhiều hơn 1 miếng băng vệ sinh trong 1 giờ, bị ra những cục máu lớn, chảy máu đỏ tươi trong khoảng 4 ngày liền sau khi sinh. Nếu có những triệu chứng như vậy xảy ra, mẹ có thể đang bị băng huyết. Hãy gọi cấp cứu ngay nếu mẹ đang chảy máu dữ dội mà không có cách nào ngăn lại được kèm đau đầu, chóng mặt, đầu óc quay cuồng…
>> bí quyết giam can sau khi sinh của chị em
– Mẹ cũng có thể bị nhiễm trùng nếu mẹ phát hiện thấy mình đang bị sốt, đau bụng dưới hoặc thải ra mùi hôi khó chịu, khó đi tiểu, tiểu đau, nước tiểu đục có máu, vết mổ lại sưng tấy lên hoặc chảy nước, đau chỉ một bên vú, sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, nhức đầu…
– Mẹ có những dấu hiệu của chứng trầm cảm sau khi sinh như không thể nào chợp mắt ngay cả khi con đã ngủ say, có những suy nghĩ sẽ làm hại con mình, hoảng loạn, khóc nhiều ngày liên tiếp….
Bí kíp để mẹ có thể hồi phục nhanh chóng hơn
– Nghỉ ngơi nhiều nhất có thể và cố gắng ngủ khi bé con đã ngủ rồi.
– Hạn chế số người đến thăm và thời gian dành để nói chuyện với họ. Trò chuyện quá nhiều hay tiếp xúc với nhiều người ngay khi vừa sinh xong hoàn toàn không tốt cho cả mẹ và bé.
– Lập ra một chế độ ăn kiêng phù hợp sao cho vừa đủ dinh dưỡng cho bé mà mẹ cũng không bị tăng cân quá nhiều.
– Mẹ nên uống nhiều nước, tránh cà phê, rượu, nước ngọt….
– Hãy tìm sự trợ giúp từ người thân để chăm sóc, dọn dẹp nhà cửa cũng như nấu nướng giúp. Mọi người cũng sẽ rất sẵn lòng giúp đỡ mẹ lúc sinh nở này. Nếu họ đều không thể giúp được, hãy xem xét để thuê giúp việc giúp giảm bớt gánh nặng cho mình.
– Hãy nói chuyện với những bà bầu có kinh nghiệm để học hỏi thêm về việc nuôi trẻ sơ sinh….
Tuần này mẹ nên làm gì?
Nếu mẹ dự định cho con bú mà vẫn chưa chuẩn bị áo ngực “chuyên dụng” thì hãy mua ngay mẹ nhé. Ngực của mẹ có thể tăng kích cỡ so với trước khi có thai nên mẹ cũng nên sắm cho mình những áo ngực rộng rãi hơn. Hãy nhớ để mua miếng lót đặt trong áo ngực để thấm sữa rỉ ra mẹ nhé.